Quan niệm dân gian Thủy_cung_Thánh_Mẫu

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Mẫu Thoải có mặt ở khắp mọi nơi để âm phù.

Mẫu thoải phủ con gái út của Bát Hải Long Vương, rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Nhưng ngày kia vua cha cho đóng cửa biển nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở đầu thai thành người trần thế để tu nhân tích đức từ cô bé thoải dần trưởng thành xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ rồi đức hạnh ngày càng cao nên được mệnh danh là Mẫu Thủy Phủ - mẹ của người dân miền sông nước và mẹ có thể cứu con dân, đưa vong lên bờ để không phải chịu sự lạnh giá miền sông nước.

Vì đức độ vì thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống, chúng ta sinh trưởng có mẹ. Cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh nhờ nguồn nước mẹ ban. Vì vậy công đức của mẹ cũng lớn không kém phần.

Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước. Do vậy, mỗi khi bước xuống đò, qua một khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để làm gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng, nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.

Trong dân gian, Mẫu Thoải là hình ảnh của bà mẹ hiền lành, đảm đang, suốt đời lo lắng cho con cho cháu nhưng lại chịu hàm oan như trong lời hát văn:

Lẽ nào nát ngọc trầm châuVùi hoa dập liễu bởi câu Tam tòng...Sự này há kể chi aiLòng trinh chuyển động đất trời chứng minh